Quy Trình Thiết Kế Rập May Mặc: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A đến Z
Thiết kế rập, nhảy size và giác sơ đồ là những bước quan trọng trong quy trình sản xuất hàng may mặc. Thiết kế rập Toán Trần sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để đạt được kết quả tốt nhất.
- Thiết Kế Rập (Pattern Making)
Bước 1: Thu Thập Thông Tin
– Yêu cầu thiết kế: Nhận thông tin từ bộ phận thiết kế bao gồm bản vẽ, mô tả sản phẩm như loại vải, kiểu dáng…
– Bảng thông số: Xác định các thông số cần thiết ví dụ: dài, ngực,eo…kích thước.
– Áo mẫu nếu có
Bước 2: Thiết kế rập
– Phác thảo sơ bộ: Vẽ phác thảo các bộ phận cơ bản trên giấy hoặc phần mềm thiết kế.
– Điều chỉnh kích thước: Đảm bảo kích thước và tỷ lệ phù hợp với mẫu thiết kế.
– Vẽ rập chi tiết: Vẽ chi tiết các bộ phận của sản phẩm như thân, tay áo, cổ,…
Bước 3: Kiểm Tra Và Chỉnh Sửa
– May mẫu thử nghiệm: May để kiểm tra độ chính xác.
– Chỉnh sửa: Điều chỉnh các lỗi và sai sót nếu có.
- Nhảy Size (Grading)
Bước 1: Xác Định Bảng Size
– Bảng thông số: Xác định các size cần thiết (ví dụ: S, M, L, XL) và các thông số tương ứng.
Bước 2: Tạo Mẫu Size Gốc
– Size gốc: Chọn một size gốc (thường là size M) để làm cơ sở nhảy size.
Bước 3: Nhảy Size
– Nhảy size thủ công hoặc bằng phần mềm: Sử dụng công cụ hoặc phần mềm để tạo các rập kích thước khác nhau dựa trên rập gốc.
Bước 4: Kiểm Tra Và Điều Chỉnh
– Kiểm tra các size: Đảm bảo các kích thước khác nhau đều phù hợp.
– Điều chỉnh: Chỉnh sửa nếu cần thiết để đảm bảo tính đồng nhất.
- Giác Sơ Đồ (Marker Making)
Bước 1: Chuẩn Bị Nguyên Liệu
– Vải: Chọn loại vải và xác định khổ vải.
– Rập: Sử dụng các rập đã nhảy size để chuẩn bị giác sơ đồ.
Bước 2: Sắp Xếp Rập
– Sắp xếp tối ưu: Sắp xếp các rập trên khổ vải sao cho đúng kĩ thuật và tối ưu hóa việc sử dụng vải.
– Phần mềm giác sơ đồ: Sử dụng phần mềm để tự động hóa quá trình này.
Bước 3: Kiểm Tra Và Điều Chỉnh
– Kiểm tra: Đảm bảo các rập được sắp xếp hợp lý.
– Điều chỉnh: Điều chỉnh vị trí các rập nếu cần thiết.
Bước 4: In Sơ Đồ
– In sơ đồ: In sơ đồ giác lên giấy hoặc trực tiếp lên vải.
Bước 5: Cắt Vải
– Cắt vải: Dùng sơ đồ giác để cắt vải theo các rập đã sắp xếp.
Quy trình thiết kế rập, nhảy size, và giác sơ đồ đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu thiết kế và chất lượng. Sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên dụng có thể giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Be the first to comment