Ai Thực Sự Là ‘Tổ Nghề May’ Trong Lịch Sử Việt Nam?

Trong lịch sử phát triển ngành may mặc, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất hàng đầu, đồng thời đóng góp quan trọng vào ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, khi nói đến “Tổ nghề may” của Việt Nam, có nhiều quan điểm và thông tin đa dạng, đôi khi mâu thuẫn trên mạng.

Một là thông tin trích dẫn từ Google và các báo đề cập đến bà Nguyễn Thị Sen (?-?), được cho là sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Bà xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo nhưng có truyền thống trong việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và may mặc.

Dệt vải
Dệt vải

Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua và lập ra nhà Đinh vào năm 968, trong quá trình tìm kiếm hào kiệt, ông đã đến làng Trạch Xá và gặp gỡ Nguyễn Thị Sen. Bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp và tài năng của bà, ông đã đưa bà về Kinh đô Hoa Lư và phong làm tứ phi. Sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng, quyền lực hậu cung chuyển giao cho Dương Vân Nga và Lê Hoàn. Sau đó Bà Tứ phi cùng Công chúa Liên Hoa rời hoàng cung, trở về quê hương để truyền dạy nghề may. Khi bà mất, người dân đã lập đền thờ và tôn vinh bà là tổ nghề may áo dài truyền thống.

Tuy nhiên, áo dài như chúng ta biết ngày nay, có nguồn gốc từ thời kỳ phân chia đàng trong và đàng ngoài, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh thay đổi tập tục ăn mặc.Sự cải tiến đáng kể của áo dài được ghi nhận là do ông họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946), vào những năm 1930, ông đã cải tiến thiết kế lại chiếc áo ngũ thân truyền thống, tạo ra một dáng vẻ uyển chuyển và gợi cảm.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946)
Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946)

Vậy hai tài liệu nói về khoảng thời gian ra đời của áo dài ra đời mà sai nhau đến 1000 năm, liệu có đáng tin cậy ???

Hai là lịch sử Việt Nam, kéo dài hơn 4.000 năm, bắt đầu từ Văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 2000–1400 TCN). Qua nhiều triều đại như Hồng Bàng, Âu Lạc, nhà Đinh, nhà Lý, và nhà Nguyễn, Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi văn hóa và xã hội.

Vào nửa sau thế kỷ III trước công nguyên, Thục Phán đã thống nhất hai lãnh thổ, tạo nên nước Âu Lạc. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của ngành dệt may,với việc sử dụng tơ tre, tơ chuối trong sản xuất vải. Vải Giao Chỉ (dệt từ tơ chuối) và khăn bạch điệp thêu thùa tinh xảo là những ví dụ nổi bật.
Vậy ai đã dạy người Việt dệt vải, may vá trước bà nguyễn thị Sen 1000 năm trước ?

 

KHAI THÁC TƠ CHUỐI NGÀY NAY
KHAI THÁC TƠ CHUỐI NGÀY NAY

Câu hỏi về người đầu tiên dạy dệt vải và may mặc trong lịch sử Việt Nam vẫn còn là một bí ẩn. Liệu đó có phải là bà Nguyễn Thị Sen trong thời kỳ nhà Đinh, hay là một truyền thống đã hình thành từ thời xa xưa? Câu trả lời vẫn còn nhiều điều để khám phá và nghiên cứu.

 

About Pham Tran Toan 579 Articles
Thợ dạy tại Thiết kế rập Toán Trần CEO CTY TNHH Thiết kế thời trang Toán Trần

Be the first to comment

Leave a Reply