Công thức thiết kế rập váy 1 lớp,2 lớp phần1

Lịch sứ phát triển về váy.

Váy rất phong phú về kiểu dáng và đa dạng về màu sắc. Váy giúp tôn lên vẻ đẹp gợi cảm và nữ tính ở người phụ nữ. Từng có thời gian, nữ giới các nước Châu Âu chỉ mặc váy và áo đầm. Váy là một trong những trang phục cổ xưa nhất của loài người. Ở thời sơ khai, váy được làm bằng da thú hoặc lá cây, có hình chữ nhật, được quấn vòng quanh eo.

vay co nguyen thuy

Cả nam và nữ giới thời này đều mặc váy. Dần theo thời gian, váy trở thành trang phục dành riêng cho nữ giới ngoại trừ ở Scotland.
Độ dài của váy tượng trưng cho uy thế của người phụ nữ. Váy càng dài thì thanh thế của người phụ nữ càng cao. Vì trước cuộc cách mạng công nghiệp, vải sợi rất đắt tiền. Đến thế kỷ 19, váy có độ phồng hơn nhằm nhấn vào phần eo thon thả đồng thời làm nở phần hông của người phụ nữ.

vay the ki 19

Theo thời gian, váy có phần ít phồng hơn và suông hơn. Vào thế kỷ 20, nữ giới ưa mặc váy có độ dài ngắn hơn và thoải mái hơn để làm việc. Vào thập niên 60, độ dài váy đã dần trở nên ngắn hơn, từ mắt cá chân, ngắn lên bắp chân rồi đến đầu gối.

vay the ki 20

Lấy cảm hứng từ những chiếc váy ngắn được thiết kế bởi André Courrèges vào năm 1965, Mary Quant đã sáng tạo ra kiểu váy phổ biến đến tận ngày nay – váy mini.

vay mi ni

Kiểu váy mini là tiền thân của váy micro-mini (váy siêu ngắn). Váy siêu ngắn thường được kết hợp với vớ dài hoặc quần legging.

vay micro-mi ni

Cùng với trào lưu thời trang quần cạp thấp, váy cũng được mặc thấp hơn và được các bạn gái ưa chuộng khi đi đến các buổi tiệc, liên hoan…
Cùng với kiểu dáng đa dạng cũng như chất liệu và màu sắc phong phú, váy đã mang đến cho các bạn gái nhiều sự lựa chọn hơn, phù hợp với nhiều phong cách, từ đơn giản, thanh lịch, đến sang trọng, quý phái và cả năng động, cá tính. Có thể nói rằng, váy đã trở thành một trang phục thiết yếu của người phụ nữ.

chan vay 1

chan vay

Lịch sử váy Việt Nam

Mặc váy là truyền thống văn hóa của người Việt Nam, nét đẹp này dùng để phân biệt người Việt với Trung Quốc xưa kia. Bởi vậy, dân gian có câu đố mô tả về cái váy:
“Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.”

Nhưng đến năm 1414 thì nhà Minh xâm lăng nước ta, và muốn đồng hóa người Việt nên đã cấm đàn bà con, gái mặc váy.

vay viet nam the ki 14
Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông đã ra sắc dụ cấm đàn bà, con gái mặc đồ theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc.

vay viet nam the ki 16

Năm 1744 Võ Vương đưa ra một số cải cách về ăn mặc để khác biệt Đàng Ngoài bằng cách bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người Đàng Ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. Có lẽ từ bấy giờ, người đàn bà Đàng Trong bắt đầu mặc áo gài khuy và mặc quần, mà không mặc áo thắt vạt và mặc váy như người Đàng Ngoài nữa.

Đến thời Minh Mạng (1820 – 1840) đã hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải ăn mặc giống như Đàng Trong. Việc cải cách y phục của vua gặp phải sự kháng cự của người dân Đàng Ngoài. Bới vậy, dân có câu hò chế diễu phản đối:

Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”

vay dang trong

Và một điều hết sức thú vị tại thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc lại có quy định “cô dâu không được mặc váy cưới mà chỉ được mặc tân thời hoặc thường phục”. Nếu vi phạm, gia đình sẽ bị cắt điện.

KHOA-HOC-NGANH-MAY

About Pham Tran Toan 579 Articles
Thợ dạy tại Thiết kế rập Toán Trần CEO CTY TNHH Thiết kế thời trang Toán Trần